Sau đây là 1 số bài thơ gieo vần.
Kiểu 1. “Gieo vần” theo cách ghép các từ / các chứ cái đầu tiên của bài thơ theo chiều từ trên xuống (hoặc từ dưới lên, hoặc các từ chéo bài theo thứ tự tăng dần, hoặc các từ cuối của bài…) để thành một nội dung có nghĩa nhằm gửi gắm, trêu đùa nhau:
VD: Ghẹo Còm và Tím
Bác ấy năm nay ngoại tứ tuần
Còm rồi nhưng tính vẫn đương xuân
Yêu hoa yêu lá, ưa đàn đúm
Tím ruột bầm gan vợ với con!
VD: I LOVE YOU
Im lặng đêm Hà Nội
Lối đi còn hai người
Oi ả trời mùa hạ
Ve cũng ngủ lâu rồi
Em mai xa có nhớ
Yêu từng khắc giây này
Oi ả đêm mùa hạ
Uống cùng em vơi đầy…
(Đại khái thế…)
Kiểu 2. “Thuận nghịch độc” (Đọc xuôi rồi đọc ngược đều có nghĩa)
VD: Cửa sổ đêm khuya
Hàn Mặc Tử
Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương
Tha thướt liễu in hồ gợn sóng
Hững hờ mai thoảng gió đưa hương
Xa người nhớ cảnh tình lai láng
Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
Qua lại yến ngàn dâu rủ lá
Hòa đàn sẵn có dế bên tường
Khi đọc ngược lại sẽ là
Tường bên dế có sẵn đàn hòa
Lá rủ dâu ngàn ....
Kiểu 3. Một bài thơ Thất ngôn bát cú (hoặc Thất ngôn tứ tuyệt), nếu bỏ đi một chữ thành Lục ngôn, bỏ đi hai chữ thành Ngũ ngôn… vẫn đều có nghĩa.
VD: Lấy bài thơ “Cửa sổ đêm khuya” của Hàn, lượt bỏ hai chữ đầu của mỗi câu thì thành bài Ngũ ngôn có nghĩa…
Nguyệt rọi cửa lồng gương
Buồn thêm nỗi vấn vương
Liễu in hồ gợn sóng
Mai thoảng gió đưa hương
Nhớ cảnh tình lai láng
Ngâm thơ rượu bẽ bàng
Yến ngàn dâu rủ lá
Sẵn có dế bên tường
v.v....