12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông

 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Cuộc đời Của Gia Cát Lượng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
manucian
Lãnh đạo đầu nhỏ
Lãnh đạo đầu nhỏ
manucianPosts : 1074
Points : 73
Thanked : 2
Đến từ : Sân Vận Động Old Trafford - Nhà Hát Của Những Giấc Mơ
Job/hobbies : football

Cuộc đời Của Gia Cát Lượng Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc đời Của Gia Cát Lượng   Cuộc đời Của Gia Cát Lượng Icon_minitime29/2/2008, 6:37 pm

Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa Tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Nhưng trước thắng lợi đã đạt được, một số sai lầm nghiêm trọng họ cũng đã mắc phải, làm cho nước Thục rơi vào khốn cảnh. Gia Cát Lượng có trách nhiệm chính trong những sai lầm đó.
Lần thứ nhất vào năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết. Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.
Thất bại thứ hai là thất bại Hào Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hồ Đình, thất bại ở Tỷ Quy.
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiền con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều bị thua do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội bộ của nước Thục mâu thẫn mà nửa chừng lui quân thật bất lợi.
Tháng 8 năm 236, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Võ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Võ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.

Thất bại thứ hai là thất bại Hào Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hồ Đình, thất bại ở Tỷ Quy.
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiền con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều bị thua do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội bộ của nước Thục mâu thẫn mà nửa chừng lui quân thật bất lợi.
Tháng 8 năm 236, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Võ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Võ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.
Về Đầu Trang Go down
jh
Hết Gà
Hết Gà
jhPosts : 955
Points : 303
Thanked : 3
Job/hobbies : chơi bời lêu lổng

Cuộc đời Của Gia Cát Lượng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc đời Của Gia Cát Lượng   Cuộc đời Của Gia Cát Lượng Icon_minitime29/2/2008, 6:48 pm

Đây là ebook về Bí mật mộ Khổng Minh bạn nào thích có thể DOWNLOAD về sau đó jải nén ra xem cho biết Very Happy
Về Đầu Trang Go down
 

Cuộc đời Của Gia Cát Lượng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông :: Xóm nhà lá :: Giải Trí :: Truyện hay-
Free forum | Thể thao | thể thao Cá nhân | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất