12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông

 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Thế hệ của những chiến công

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
manucian
Lãnh đạo đầu nhỏ
Lãnh đạo đầu nhỏ
manucianPosts : 1074
Points : 73
Thanked : 2
Đến từ : Sân Vận Động Old Trafford - Nhà Hát Của Những Giấc Mơ
Job/hobbies : football

Thế hệ của những chiến công Empty
Bài gửiTiêu đề: Thế hệ của những chiến công   Thế hệ của những chiến công Icon_minitime1/3/2008, 9:04 am

Không đi SEA Games, cũng chẳng dự ASIAD, Olympic hay World Cup, hẳn đó là thiệt thòi của các thế hệ cầu thủ miền Bắc trước đây. Và có thể là thiệt thòi lớn nhất của thế hệ cầu thủ Thể Công những năm 70 này, vì họ đã tạo lập một bảng thành tích vang dội nhất trong các thế hệ cầu thủ VN trên đấu trường quốc tế, thông qua các trận giao hữu với các nền bóng đá mạnh. Học cũng không có may mắn được ghi danh nhiều vào bảng thành tích quốc gia chính thức, bởi chỉ còn một vài cầu thủ của thế hệ ấy tham dự vào danh hiệu VĐQG lần 2 của nước VN thống nhất (lần 1 CLBQĐ-TC không tham dự), trong đó có đội trưởng Phan Văn Mỵ.

Nhưng tưởng rằng nhắc lại những chiến công của họ cũng giúp độc giả hình dung được phần nào sức mạnh của một thế hệ và trong so sánh quốc tế, ĐTVN hiện tại có nằm mơ cũng không thấy.

Chuyến viễn du nổi tiếng nhất của những Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Trọng Giáp, Vương Tiến Dũng, Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), Trần Văn Khánh..., là chuyến đi thăm Trung Quốc năm 1974. Những người theo dõi lịch sử BĐVN kể lại rằng đây mới là thế hệ thứ hai của BĐVN khi đá với các cầu thủ Trung Quốc mà không phải "chạy theo đuôi". Thế hệ thứ nhất là của những Lê Thế Thọ, Trần Duy Long. Trái lại, những người Hoa lại phải "chạy theo đuôi" Ba Đẻn, ngơ ngác trước những cú xoạc bóng của Vương Tiến Dũng, và chịu lép vế trước những "ông chủ" của khu vực giữa sân Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải. Thể Công chơi 11 trận trong chuyến đi ấy, thắng 8, hoà 2 và chỉ thua 1, trong đó có trận "đại phá" đội Bát Nhất 4-1 ngay trên sân Công Nhân, và cầm hoà với đội VĐQG Bắc Kinh. Tiền vệ Phan Văn Mỵ kể lại: "Lúc mới sang, phía Trung Quốc khá coi thường chúng tôi, nhưng sau vài trận đầu bị thua tơi tả, các đội bóng của họ chuẩn bị rất chu đáo trước khi tiếp chúng tôi, và luôn luôn bổ sung các tuyển thủ quốc gia từ các đội bóng khác". Niềm tự hào của người Trung Quốc, đội Bát Nhất, sau đó có sang Việt Nam "đáp lễ", với ý định đòi lại món nợ trên sân Công Nhân, nhưng món nợ lại được chất thêm ở sân Cột Cờ (thua 0-1). Thế hệ cầu thủ ấy của Bát Nhất sau này có nhiều người trở thành lãnh đạo của đội bóng này, trong chuyến sang VN dự Cup Độc lập vào những năm 94, 95 đã không giấu diếm sự ngưỡng mộ đối với các cầu thủ Thể Công hồi đó, và tỏ ra ngạc nhiên vì BĐVN giờ đây đã không nối tiếp được thế hệ đó.

Hành trình của chuyến tập huấn nước ngoài

Tháng 10/1997, 26 cầu thủ trẻ được tuyển lựa kỹ càng nhất và đã qua một thời gian huấn luyện cơ bản tốt của Thể Công ở tuổi 18, 19 được đưa sang CHDCND Triều Tiên tập huấn đúng 1 năm, với người thầy là HLV Nguyễn Văn Tiền. Ông Vũ Mạnh Hải kể lại rằng đó là một HLV nghiêm khắc- xuất thân từ Mỹ Tho- với triết lý bóng đá đơn giản: bóng đá là nghệ thuật của thể lực. Phía Triều Tiên tạo điều kiện cho đội tập luyện, cả về điều kiện vật chất, thu xếp đối tượng cọ xát, nhưng không hề hỗ trợ về mặt chuyên môn, coi đó như là bí quyết của họ. Việc huấn luyện độc lập không cản trở HLV Nguyễn Văn Tiến đưa các cầu thủ của mình tiến bộ nhanh chóng. Khi mới sang, các cầu thủ trẻ Thể Công thua đội 3 của đội Quân đội Triều Tiên, nhưng ở trận đấu cuối cùng với đội 1 của đội này, trong đội hình có 3 tuyển thủ quốc gia Triều Tiên thành công rực rỡ ở Anh 2 năm trước đó (vào tứ kết World Cup 66), các cầu thủ Thể Công làm đối phương chật vật phải nổi xung lên, chỉ thắng được 1 bàn cách biệt (theo ông Phan Văn Mỵ thì Thể Công thua 2-3, còn ông Vũ Mạnh Hải nhớ rằng Thể Công thua 0-1).

Mặc dù không có chuyên gia nước ngoài giúp sức, nhưng ông Vũ Mạnh Hải- hiện nay là Trưởng Tiểu ban thông tin tuyên truyền của LĐBĐVN- nhận định rằng việc tập huấn ở Triều Tiên như vậy đã tạo điều kiện cho các cầu thủ tập trung sâu sắc vào bóng đá, cùng với điều kiện tập luyện thuận lợi hơn ở quê hương lúc đó, đối tượng cọ xát trình độ cao, và một HLV xứng đáng đã giúp cho các cầu thủ Thể Công khi ấy đạt được một sự tiến bộ nhanh chóng.

Tháng 10/1968 đội trở về VN, và năm sau thì sang Hungari trong một đợt tập huấn 6 tháng. Hungari khi ấy thuộc vào một trong những nền bóng đá mạnh nhất châu Âu và thế giới. Các cầu thủ Thể Công đến đó với một sự ngưỡng mộ và tinh thần cầu thị lớn. Đấu tập với các đội hạng nhất của Hungari, đội của Thể Công đều thua cách biệt từ 3 bàn trở lên, nhưng chuyến tập huấn ấy đã dạy cho các cầu thủ Thể Công biết cách đối đầu có hiệu quả với những cầu thủ có thể hình vượt trội, hơn nữa lại có kỹ thuật vào bậc nhất châu Âu. Nó cũng mang lại một điều không kém phần quan trọng: sự tự tin trước các cầu thủ có đẳng cấp quốc tế. Nhờ đó, các cầu thủ Thể Công sau này đã giành được những kết quả khả quan trước đội tuyển Cuba, các đội tuyển ngoại hạng của CHDC Đức, và nhất là các đội bóng hàng đầu Trung Quốc.

Bí quyết của thành công: tập luyện, tập luyện, và tập luyện.

Cả ông Phan Văn Mỵ và ông Vũ Mạnh Hải đều khẳng định chắc như đinh đóng cột: điều cốt yếu dẫn đến sự thành công là tập luyện không ngơi nghỉ và có phương pháp. Điều đó tạo nên sự ổn định trong kỹ thuật, định hình và phát triển tư duy chiến thuật, đánh thức những tiềm năng của các cá nhân cầu thủ.

Trong đợt tập huấn tại CHDCND Triều Tiên, các cầu thủ Thể Công tập luyện miệt mài. Mỗi ngày tập hai buổi chính và một buổi phụ. Tập không trừ ngày Chủ nhật, ngày lễ. Nhiều cầu thủ trong suốt một năm ở Triều Tiên không biết đến 1 ngày nghỉ. Ngay cả chuyện ốm cũng khó xảy ra, bởi việc tập luyện đều đặn và có phương pháp đã tạo ra cho họ một sức đề kháng và khả năng chịu đựng khác thường. Các cầu thủ đạt được sự tiến triển mạnh mẽ về sức mạnh cho phép họ tranh đua sòng phẳng với các đối thủ Châu Âu trong so đọ, tranh chấp thế lực. Ông Vũ Mạnh Hải nhớ lại: "Nhờ thể lực sung mãn và nhiều sức mạnh, lúc ấy chúng tôi không thua kém gì trong bất kỳ các cuộc tranh chấp nào phải dùng đến thể lực. Ngay cả các pha bóng bổng chúng tôi cũng hiếm khi bị thua, một phần vì ngăn chặn tốt các cú tạt bóng, nhưng quan trọng là sức mạnh thể lực đã giúp các hậu vệ Thể Công ngăn cản được đối phương khi tranh chấp ở tầm cao, dù các cầu thủ Thể Công khi ấy còn có chiều cao hạn chế hơn nhiều so với các cầu thủ Việt Nam hiện nay; chỉ có hai người (trừ thủ môn) cao trên 1m70, còn lại đều rất thấp: Anh Mỵ cao 1m64, tôi 1m65, anh Thêu 1m63, anh Đẻn 1m62... Thế nhưng hầu hết đều có cơ thể rất dày và tất cả đều săn chắc nhờ tập luyện. Chứ mảnh khảnh như Triệu Quang Hà bây giờ làm sao tranh chấp với các cầu thủ châu Âu".

HLV Nguyễn Văn Tiền cũng quan niệm bóng đá là một môn chơi mang tính tập thể, vì vậy các cầu thủ phải đặt việc phối hợp đồng đội lên hàng đầu. Trong tập luyện, ông chỉ cho phép các cầu thủ sử dụng tối đa 2 lần chạm bóng trong mỗi pha xử lý. Ông Vũ Mạnh Hải kể: "Điều đó làm anh Cầu và anh Đẻn (hai tiền đạo có kỹ thuật thượng hạng của Thể Công khi ấy- TT&VH) rất khó chịu. Nhưng họ bị buộc phải tuân theo lại tạo ra một hệ quả tích cực và về sau: khi có đồng đội trợ giúp các anh có thể phối hợp, còn không thì họ có thể tự cầm bóng tấn công". Đội Thể Công đi đến gần một khuôn mẫu điển hình của "lối chơi Việt Nam", dựa trên sự phối hợp đồng đội gắn bó bằng lối chơi nhanh, nhỏ và khả năng luồn lách linh hoạt của các cầu thủ tuyến trên.

Việc tập luyện đều đặn và có phương pháp đã phát triển những khả năng tiềm tàng của từng cầu thủ, cũng như biết được giới hạn của họ. Ông Vũ Mạnh Hải nói rõ thêm: "Có nhiều người bộc lộ năng khiếu từ rất sớm, và tỏ ra vượt trội so với đồng đội từ khi còn rất trẻ, nhưng lại sớm dừng lại. Chỉ có anh Mỵ và anh Đẻn vẫn chứng tỏ được năng khiếu của mình khi đã trưởng thành, và vị trí của họ là không thể thay thế. Trái lại, nhiều người tỏ ra rất bình thường ở giai đoạn đầu nhưng khả năng của họ lại phát triển liên tục và vững chắc cho đến khi trưởng thành. Kinh nghiệm này giờ đây vẫn còn là một bài học đối với chúng tôi trong vấn đề tuyển chọn năng khiếu".

Vậy đâu là sự khác biệt giữa thế hệ cầu thủ của Thể Công khi ấy với cầu thủ Thể Công hiện nay nói riêng và cầu thủ Việt Nam nói chung khiến cho thế hệ ấy tập luyện miệt mài và được sàng lọc hợp lý, còn thế hệ hiện nay thường bị phân tán và đôi khi được sàng lọc không thích đáng?

Thứ nhất là khâu tuyển chọn. Thế hệ cầu thủ Thể Công khi ấy được lựa chọn kỹ càng và công phu, nằm trong một chiến lược đầy tham vọng của lãnh đạo ngành Quân đội và thể thao Quân đội. Họ từ khắp nơi ở miền Bắc. Chẳng hạn ông Vũ Mạnh Hải từ Hà Tây, Phan Văn Mỵ, Nguyễn Văn Nhật từ Hải Phòng, Nguyễn Trọng Giáp từ Quảng Ninh... Những cuộc tuyển chọn cũng không bị cản trở bởi những nhận xét cảm tính, như trường hợp của Ba Đẻn chẳng hạn, khi đó là một anh chàng không được khôi ngô cho lắm, và một thể hình còi cọc- những lý do mà sau này Thể Công đã không tuyển Văn Sỹ Hùng. Trái lại, một số rất lớn các cầu thủ Thể Công hiện nay là con em trong ngành, điều đó vừa không thúc đẩy ngành TDTT Quân đội đi tìm kiếm tài năng trẻ ở những nơi xa xôi, "hẻo lánh", đôi khi lại trở thành gánh nặng cho đội, như Nguyễn Mạnh Dũng hay Nguyễn Mạnh Tú chẳng hạn.

Thứ hai là yếu tố tinh thần. Ông Phan Văn Mỵ giải thích: "Trước đây cầu thủ chỉ có bóng đá, bây giờ nhiều cái chi phối nên các cầu thủ thiếu tập trung vào bóng đá, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi hơn". Ông Vũ Mạnh Hải nói rõ hơn: "Trước đây mỗi cầu thủ chúng tôi khi được tuyển vào Thể Công đều nuôi một tâm niệm thành tài với bóng đá, không có gì khác ngoài bóng đá. Khi sang Triều Tiên, sinh hoạt lại tốt hẳn ở nhà, dù thức ăn ở đó không ngon- nhiều khi chỉ là cá biển, cá khô, nhưng nói chung là không thiếu về khẩu phần-nên càng hăng say tập luyện. Bây giờ mọi thứ đã thay đổi, nhiều nhu cầu mới nảy sinh, những cầu thủ không giàu ý chí sẽ khó mà tập trung hoàn toàn vào bóng đá, nhưng tiếc là số đó lại quá nhiều".

Thay lời kết

BĐVN đã từng có một thế hệ cầu thủ được đào tạo tốt và dù chưa được kiểm chứng hoàn toàn thông qua thành tích quốc tế ở giải chính thức thì chúng ta cũng có thể khẳng định trình độ của họ đạt ngang tầm châu lục- đó là thế hệ cầu thủ Thể Công những năm 70. Họ có được trình độ ấy nhờ họ được đặt vào một quỹ đạo đúng trong một kế hoạch giàu tham vọng, và bản thân họ cũng giàu nghị lực, được huấn luyện có phương pháp.
Về Đầu Trang Go down
 

Thế hệ của những chiến công

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Sắp có Chiến quốc
» Hội tác chiến vì tình yêu!!!!!!!!!!
» CUỘC ĐÁNH CHIẾM CỦA SIS_CHAN!!
» Bách Khoa đại chiến ^^
» Khởi động chiến dịch thác loạn hè 2013
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12 Lý 03-06 Nguyễn Huệ - Hà Đông :: Thể thao :: Bóng đá-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất